Phát triển nông thôn

Tiếp cận 70,000 ngôi làng ở Ấn Độ đào tạo 227,895 thanh niên nông thôn.

Bất kỳ tiến bộ nào của đất nước đều liên quan trực tiếp đến phát triển nông thôn. Sự thay đổi bộ mặt nông thôn chỉ có thể đạt được với một cách tiếp cận toàn diện trên tất cả các lĩnh vực gồm kinh tế, xã hội và môi trường. Để bất kỳ thay đổi nào cũng bền vững, nó phải bắt đầu từ bên trong. Trọng tâm của các chương trình phát triển nông thôn do The Art of Living thực hiện là phát triển người dân địa phương để họ trở thành người đi đầu cho sự thay đổi. Chương trình Đào tạo Lãnh đạo trẻ (YLTP) cung cấp cho thanh niên các kỹ năng, động lực và khả năng để khởi xướng và lãnh đạo các dự án tình nguyện phục vụ chính nhu cầu của cộng đồng địa phương. Chính sự kết hợp giữa sức mạnh tinh thần của mỗi cá nhân với những kỹ năng và khả năng lãnh đạo sau chương trình đã giúp thanh niên tiến bước trên hành trình phát triển nông thôn.

 

Cách tiếp cận

Cốt lõi của sự thay đổi bộ mặt nông thôn của The Art of Living tại Ấn Độ là nâng cao năng lực lãnh đạo cho chính những người trẻ nông thôn, còn gọi là ‘Yuvacharya’. Đây là những thanh niên nam nữ có triển vọng được tuyển chọn trong vùng và được phát triển toàn diện thông qua Chương trình Đào tạo Lãnh đạo trẻ (Youth Leadership Training Program - YLTP).

Chương trình cung cấp cho thanh niên các kỹ năng, động lực và khả năng để khởi xướng và lãnh đạo các dự án tình nguyện phục vụ chính nhu cầu của cộng đồng địa phương. Chính sự kết hợp giữa sức mạnh tinh thần của mỗi cá nhân với những kỹ năng và khả năng lãnh đạo sau chương trình đã giúp họ tiến bước trên hành trình phát triển nông thôn.

Yuvacharya sử dụng mô hình phát triển 5H của The Art of Living:

  • Heath - Sức khỏe về thể chất, tinh thần, kinh tế và môi trường
  • Home - Nhà cho người vô gia cư
  • Hygiene - Điều kiện vệ sinh
  • Human value - Giá trị con người
  • Harmony in diversity - Hài hòa trong sự đa dạng

Chương trình 5H nhằm thúc đẩy sự chuyển đổi xã hội và xóa bỏ nghèo đói, khốn khổ và bệnh tật và giữ vững hòa bình và hòa hợp ở các khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa trên toàn thế giới.

Thành quả đạt được ở Ấn Độ

70,000 ngôi làng ở Ấn Độ

được tiếp cận

227,895 thanh niên nông thôn

được đào tạo thông qua Chương trình Đào tạo Lãnh đạo trẻ (YLTP)

165,000 Khóa học giảm căng thẳng miễn phí

được tổ chức, mang lại lợi ích cho hơn 5,688,000 người

90,200 khu vệ sinh

được xây dựng, mang lại lợi ích cho 7,869,900 người

27,427 trạm y tế

Được xây dựng mang lại lợi ích cho 577,400 người

3,819 ngôi nhà

được xây dựng, nâng cao điều kiện kinh tế xã hội của các gia đình

62,000+ nhà vệ sinh

được xây dựng, nâng cao sức khỏe của dân làng

1,199 giếng khoan

được xây dựng, cung cấp nguồn nước thường xuyên

1000 nhà máy sản xuất khí ga sinh học

được xây dựng, cung cấp nhiên liệu thay thế

55 ngôi làng kiểu mẫu

đã hình thành

Hơn 65,000 người

trong 16,500 hộ gia đình được hưởng lợi từ đèn mặt trời

98 doanh nhân trong lĩnh vực năng lượng mặt trời được đào tạo,

cung cấp năng lượng sạch cho 4.000 gia đình nông thôn

Các Dự án tình nguyện phát triển nông thôn

  • ĐIỆN VỀ NÔNG THÔN
  • PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
  • HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG
  • NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH
  • LÃNH ĐẠO TRẺ
  • 360 triệu người ở Ấn Độ, tương đương khoảng 40% hộ gia đình nông thôn không được sử dụng điện. Phần lớn những hộ này dùng dầu hỏa và các nhiên liệu khác để đáp ứng nhu cầu thắp sáng, gây nguy hiểm cho cả sức khỏe của họ lẫn môi trường. Mỗi năm, 2,2 triệu lít dầu hỏa được đốt để thắp sáng, thải ra khoảng 5,5 triệu tấn CO. Chỉ tính riêng ở Ấn Độ, việc đốt nhiên liệu truyền trống là nguồn ô nhiễm không khí chính trong nhà và gây ra khoảng 300,000-400,000 ca tử vong mỗi năm.

    Được khởi xướng từ năm 2012, sứ mệnh của The Art Of Living "Light a Million Homes - Thắp sáng một triệu ngôi nhà" là một chiến dịch đã và đang tiếp tục truyền cảm hứng cho cá nhân và doanh nghiệp cùng chung tay mang đến các giải pháp chiếu sáng sạch và giá cả phải chăng cho các ngôi nhà và ngôi làng không có điện ở Ấn Độ và Nepal.

    Chiến dịch “Thắp sáng nhà” cũng sử dụng một cách tiếp cận toàn diện để thay đổi bộ mặt nông thôn, bao gồm cả xây dựng doanh nghiệp địa phương. Mặc dù hành trình này vẫn đang tiếp diễn, những nụ cười đã tỏa sáng trên hàng ngàn khuôn mặt khi họ bắt đầu tận hưởng những lợi ích của chiến dịch này.

    Một số kết quả nổi bật:

    Tại Assam: Tháng 12/2016, trạm pin năng lượng mặt trời lớn nhất Ấn Độ được vận hành để cung cấp năng lượng cho 288 ngôi nhà trên một hòn đảo xa xôi ở Dibrugarh, Assam. Giải pháp di động này do phụ nữ lãnh đạo thực hiện và được lắp đặt trên một hòn đảo toàn cát.

    Tại Tây Bengal: Ấn Độ có ngôi làng sử dụng điện mặt trời ở Bengal thông qua chiến dịch “Thắp sáng một triệu ngôi nhà”. Đây là dự án điện mặt trời không hòa lưới đầu tiên ở Ấn Độ.

    • Tại Arunachal Pradesh: 33 ngôi nhà ở vùng sâu có điện thắp sáng
    • Tại Jammu & Kashmir: Hai trường học được cung cấp điện mặt trời hoàn toàn sau trận lụt năm 2014.
    • Tại Tamil Nadu: Một khu tái định cư cho bộ lạc hẻo lánh tại Kodamban Kombai trong rừng Nilgiri lần đầu tiên được cấp điện.
    • Tại Karnataka: Ba ngôi làng hẻo lánh ở biên giới Karnataka và Goa lần đầu tiên có điện.
    • Tại Maharashtra: Đèn năng lượng mặt trời cầm tay cho người du mục – những người thường xuyên di chuyển từ nơi này đến nơi khác.

  • Chương trình phát triển nông thôn nhằm phát triển làng quê và giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội cụ thể ở đó. Sự phát triển này có được nhờ việc phát triển cá nhân và tạo ra các giải pháp bền vững.

    KAPSI: Tạo nên sự thay đổi từ gốc

    Cuộc sống đã thay đổi hoàn toàn với Dadasaheb Khatar - một nông dân sống ở làng Kapsi nằm trên đường cao tốc Phalton-Satara bụi bặm. Những ngày chờ đợi của anh đã qua. Anh không còn phải trông ngóng những chiếc thùng chở nước từ Phalton mà trước đây cứ mỗi hai ngày lại mang khoảng 12.000 lít nước cho gia đình, những con bò và cánh đồng của anh. Bây giờ anh lấy nước từ một trong nhiều con đập được xây dựng trong làng nhờ những tình nguyện viên của The Art of Living. Kapsi là một trong 1.200 ngôi làng ở Maharashtra đã thay đổi trên nhiều phương diện nhờ những nỗ lực không mệt mỏi từ các tình nguyện viên của The Art of Living.

    Với dân số khoảng 1.700 người và không có cơ sở sản xuất ngay cả ở các làng lân cận, hạn hán từ năm 2000 đến 2003 đã đưa ngôi làng gần như tụt hậu đến 20 năm. Tiến sĩ Madhav Pol, một giáo viên của The Art of Living, đã quyết định hành động. Lấy cảm hứng từ chương trình 5H do thầy Gurudev thiết kế, anh cùng với các trưởng làng và một vài cư dân đã quyết định giải quyết vấn đề tận gốc. Và ngày nay, ngôi làng đang ngày một sung túc.

    “Còn điều gì tuyệt vời hơn chứ? Bây giờ nước ở khắp mọi nơi. Mực nước ngầm đã tăng lên và khi nhớ về tình cảnh trước đây, chúng tôi thật không dám tin điều này là sự thật. Với nông dân thì có điều gì còn tuyệt vời hơn việc có đủ nước?”

    - Tiến sĩ Madhav Pol, Điều phối viên dự án của The Art Of Living

  • Phát triển một cộng đồng bắt đầu với từng cá nhân. Thông qua các chương trình đào tạo lãnh đạo, mục tiêu là củng cố mỗi cá nhân, phát huy tiềm năng và truyền cảm hứng phục vụ cộng đồng. Có rất nhiều điển hình về việc toàn cộng đồng được thay đổi thông qua các chương trình của chúng tôi.

    Nouvelle Vie Haiti

    Nouvelle Vie, một thế hệ lãnh đạo mới của Haiti, với tầm nhìn đổi mới và sáng tạo các giải pháp bền vững trên tinh thần phụng sự vô điều kiện.

    Vốn đã bị kiệt quệ do ảnh hưởng triền miên của nghèo đói và thảm họa môi trường, người Haiti lại phải gánh chịu thêm những tổn thương nặng nề từ trận động đất ngày 12/01/2007.

    Được Ngân hàng Thế giới và UNICEF công nhận là một trong những chương trình phát triển lãnh đạo hàng đầu của Haiti và được tài trợ một phần thông qua USAID, Chương trình Nouvelle Vie triển khai các khóa học phát triển về môi trường và xã hội cho 150-200 cộng đồng thành viên liên tục mỗi tháng trong vòng 5 năm, tổ chức một vườn trưng bày trên sân thượng và đào tạo 20-30 tình nguyện viên thành các nhà lãnh đạo và giảng viên trong tương lai.

    Chương trình diễn ra từ năm 2007-2012 và được triển khai bởi các tình nguyện viên và giáo viên của The Art of Living. Cam kết vì sự phát triển bền vững và phát triển lãnh đạo địa phương, Chương trình Nouvelle Vie Haiti đã bồi dưỡng một nhóm 19 học viên trở thành người đào tạo các lãnh đạo. Từ tháng 7/2011, các nhà lãnh đạo trẻ Haiti này đã phục vụ cộng đồng của họ thông qua việc tổ chức các Khóa học của The Art of Living về giảm tổn thương và phát triển bản thân, và đưa ra các sáng kiến ​​phát triển cộng đồng bền vững. Đến năm 2012, có 2.000 người đã được tiếp cận các chương trình này.

    Kết quả của chương trình

    350

    lãnh đạo trẻ được đào tạo

    19

    lãnh đạo được đào tạo thành giảng viên

    9,867

    thành viên cộng đồng học được kỹ năng giảm tổn thương tâm lý và phát triển bản thân

    602

    thanh niên được giảng dạy về giáo dục giới tính

    152

    trẻ em chịu tổn thương được hỗ trợ bởi cộng đồng

    3,152

    trẻ em và người lớn học cách tự cung cấp thực phẩm

  • Một nghiên cứu năm 2003 của Đại học SNDT - Mumbai cho thấy trong số 1.017 phụ nữ nông thôn được phỏng vấn, chỉ có năm người có nhà vệ sinh ở nhà, hầu hết sử dụng không gian ngoài trời. Vì vậy, The Art of Living đã đưa việc xây dựng nhà vệ sinh thành một trong những dự án xã hội chính.

    Manek Chaudhari là một nhà nông học. Sau khi bị lừa hết gia sản, anh chán nản bỏ nhà ra đi và bắt đầu đánh bạc. 3 năm sau anh trở về nhà, một người bạn đã đăng ký cho anh tham gia Chương trình Đào tạo Lãnh đạo trẻ. Sau khóa học, anh cảm thấy mọi điều tiêu cực biến mất.

    Manek bắt đầu giảng dạy ở các làng và nâng cao nhận thức của người dân về sự cần thiết của nhà vệ sinh. Ban đầu dân làng phản đối vì họ nghĩ nhà vệ sinh ngay trong làng sẽ làm bẩn làng. Từ bao đời nay họ đã quen sử dụng không gian thiên nhiên rộng rãi bên ngoài ngôi làng như nhà vệ sinh. Manek phải giải thích cặn kẽ cho dân làng về nhà vệ sinh khép kín và thoát nước.

    Trước đó, chỉ có 3-4 ngôi nhà trong làng có nhà vệ sinh. Nhờ dự án này, tất cả các ngôi nhà trong làng đã có nhà vệ sinh.

    “Trước đây phụ nữ rất khổ sở vì phải đợi đến tối mới dám đi vệ sinh. Nhà vệ sinh là một phước lành cho những người phụ nữ trong làng”- Govind Bhai, một người dân làng Surat chia sẻ.

    Bhavesh Patel và nhóm của ông đã xây dựng gần 400 nhà vệ sinh ở các làng khác nhau thuộc huyện Umarpuda Thaluka, quận Surat theo kế hoạch của chính phủ.

    Năm 2007, The Art of Living được chính phủ đề nghị hỗ trợ triển khai dự án Rajiv Awas Yojana để xây dựng 60 ngôi nhà ở Khoutharampura.

    “Chúng tôi không có sự lựa chọn nơi đi vệ sinh. Khi phải sử dụng không gian bên ngoài, chúng tôi luôn sợ bị bắt gặp, quát mắng và bị xúc phạm. Nhiều vấn đề sức khỏe của chúng tôi đã biến mất sau khi có nhà vệ sinh.” -  Chia sẻ của Gangamma, một trong những người được hưởng lợi từ dự án xây dựng 175 nhà vệ sinh.

    • Những câu chuyện về nhà vệ sinh - MH (hơn 300 nhà vệ sinh được xây dựng trong 20 ngày)
    • Hộp đựng giấy vệ sinh được lắp đặt trong các trường học (vào ngày Quốc tế Phụ nữ 08/03/2017)
  • Bồi dưỡng lãnh đạo địa phương là một phần quan trọng của chương trình 5H. Thông qua chương trình đào tạo, thanh niên được khuyến khích phát triển kỹ năng, khả năng và đảm nhận trách nhiệm cho cộng đồng.

    Hiện nay, tại Châu Phi

    Nhóm Sakai Nam Phi đầu tiên (trong Dự án Xây dựng Nam Phi - Building South Africa project) đã tổ chức Chương trình Đào tạo Lãnh đạo trẻ đầu tiên vào tuần cuối tháng 11/2004 với sự tham gia của thanh niên đến từ Cape Town, Gauteng, Mpumalanga, & KwaZulu Natal. 40 học viên sau khi hoàn thành khóa học đã trở thành nhà lãnh đạo trẻ.

    Các giáo viên của Khóa học Breath Water Sound và giáo viên yoga cho trẻ em hiện đang giảng dạy tại các thị trấn ở Nam Phi. Các thành viên nhóm Sakai Nam Phi không chỉ được bồi dưỡng về khả năng lãnh đạo mà còn được đào tạo thêm về canh tác hữu cơ, kỹ năng giao tiếp, quản lý dự án, viết đề xuất, quản lý rác thải… để trở thành những nhà lãnh đạo giỏi nhất.

    Các dự án 5H và các dự án phát triển khác, ví dụ như  mở cơ sở đào tạo về máy tính, sản xuất thực phẩm lên men, trồng trọt hữu cơ,... đã được thực hiện bởi các nhà lãnh đạo trẻ trong thị trấn.