Môi trường bền vững

81 triệu cây xanh được trồng từ những sáng kiến ​​thân thiện với môi trường

The Art of Living, với cội nguồn từ tinh thần, đã nuôi dưỡng trong hàng ngàn người trên thế giới sự tôn trọng sâu sắc đối với hành tinh của chúng ta. Trái đất có thể được tạo thành từ đá, cát và nước, nhưng tinh thần có thể giúp chúng ta xem hành tinh của mình như một thực thể sống, biết đáp lại sự quan tâm và chăm sóc của chúng ta.

Lấy cảm hứng từ tầm nhìn của thầy Gurudev Sri Sri Ravi Shankar và cùng nhau lan tỏa năng lượng tích cực, các tình nguyện viên từ khắp nơi trên thế giới đã khởi xướng một số dự án môi trường như trồng cây quy mô lớn thông qua Sứ mệnh Hành Tinh Xanh, quản lý và bảo vệ nguồn nước bao gồm làm sạch các dòng sông bị ô nhiễm và khôi phục các dòng sông khô cạn và nông nghiệp không tốn chi phí, không sử dụng chất hóa học, có lợi cả về mặt kinh tế và môi trường.

“Chúng ta cần bảo vệ trái đất. Người thượng cổ trên khắp thế giới từng tôn vinh trái đất, sông, núi và không khí. Chúng ta cần gìn giữ những giá trị cổ xưa này và có một tầm nhìn hiện đại cho sự phát triển và thịnh vượng của con người. "

~ Gurudev Sri Sri Ravi Shankar

Kết quả

81 triệu cây

xanh được trồng từ những sáng kiến ​​thân thiện với môi trường

10 triệu cây xanh được trồng

tại 36 quốc gia và 26 bang của Ấn Độ trong phong trào Sứ mệnh Hành Tinh Xanh.

48 con sông

chảy qua 4 bang của Ấn Độ được hồi sinh nhờ các dự án bảo tồn nguồn nước và khôi phục dòng sông

Hơn 22 triệu nông dân và thanh niên nông thôn

được đào tạo trong Chương trình Nông nghiệp tự nhiên Sri Sri (Sri Sri Natural Farming)

40,310 dự án dọn dẹp rác thải được

thực hiện

Hơn 15.000 nhà vệ

sinh được lắp đặt ở các vùng sâu vùng xa.

Các dự án nổi bật

  • PHÁT TRIỂN XANH
  • QUẢN LÝ NƯỚC HIỆU QUẢ
  • LÀM SẠCH NGUỒN NƯỚC QUÝ GIÁ
  • BIẾN HOA THÀNH PH N BÓN
  • TUYÊN TRUYỀN CANH TÁC TỰ NHIÊN
  • The Art of Living đã phát động chiến dịch ‘Phủ xanh Trái đất’ trên quy mô lớn phối hợp với Chiến dịch Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (UNMC) và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP). Chỉ trong một thời gian ngắn, chiến dịch ‘Phủ xanh Trái đất’ đã trồng được 10,6 triệu cây xanh trên mặt đất nhờ những tình nguyện viên trên toàn thế giới, những người đang tiếp tục bảo vệ và trồng cây tại địa phương. Thực tế là có một số lượng khổng lồ những người trồng cây lẫn số cây được trồng! Nỗ lực này là một trong những chiến dịch lớn nhất chống lại sự nóng lên toàn cầu.

  • The Art of Living thực hiện nhiều sáng kiến ​​để bảo tồn (ví dụ: dự trữ nước, làm sạch sông ngòi) cũng như tăng nguồn cung cấp nước ngọt (ví dụ: khôi phục dòng sông).

    27 con sông ở Ấn Độ đã được hồi sinh

    Hiện tại, 22 dòng sông và nhánh sông đang được cải tạo ở bang Maharashtra, Ấn Độ. Khung cảnh ảm đạm của hạn hán, mất mùa thường xuyên và sự bi quan của nông dân nay đã được thay thế bằng niềm hy vọng và sự sung túc. Với nguồn nước dồi dào, người nông dân đã có thể duy trì canh tác, mua thiết bị, hạt giống, trồng cây thâm canh và tràn đầy hy vọng vào cuộc sống.

    Điều này diễn ra như thế nào?

    • Một cách tiếp cận đa chiều đã được áp dụng.
    • Các thùng nước ngọt được vận chuyển để cứu trợ các khu vực hạn hán ở xa.
    • Tiền được quyên góp dùng để làm sạch, đào và mở rộng các sông, hồ và kênh rạch hiện có.
    • Một lượng lớn phù sa được nạo vét từ lòng sông, sau đó, được phủ lên các vùng canh tác lân cận để tăng độ màu mỡ cho đất.
    • Phục hồi nước ngầm.
    • Dự trữ nước mưa.
    • Nhiều hội thảo được tiến hành để giáo dục nông dân quay lại các phương pháp canh tác truyền thống.
    • Sự tham gia của cộng đồng được ủng hộ và phát triển.

    Từ bé đến nay, tôi chưa bao giờ nhìn thấy nhiều nước như vậy trong kênh đào và trong trang trại của mình.”

    Pandurang, nông dân làng Maske, Latur, Maharashtra

    Khi còn bé tôi thường ra dòng sông này để bơi.  Trong suốt 20 năm qua, chúng tôi thường hoài niệm là nơi đây từng có một dòng sông tồn tại. Nhưng năm nay, tôi lại có thể được bơi lội trên sông một lần nữa.

    Ramkishan Savant, một giáo viên đã nghỉ hưu

    “Ngôi làng của chúng tôi đã phải đối mặt với khủng hoảng nước trong 15 năm qua. Người dân trong làng thậm chí còn không có nước uống. Chúng tôi buộc phải trồng các loại cây có thể sống được trên đất khô như cà chua và kê dù không kiếm được nhiều tiền. Bây giờ chúng tôi đã có thể trồng lúa. Năm tới, chúng tôi dự định trồng lúa mì và mía. Cái giếng sâu 12m của tôi nay đã có 9m nước. Cái giếng đã bị khô cạn trong ba năm qua. Đây thực sự là một bước tiến lớn.”

    Nông dân Balaram, Vellore, Tamil Nadu

  • "Chúng tôi đã luôn sử dụng nước từ các dòng sông linh thiêng như sông Hằng và sông Yamuna để tẩy rửa chính mình, nhưng ngày nay nước sông đã đến lúc cần phải được làm sạch. Vì vậy, chúng tôi tiến hành một phong trào chống ô nhiễm ở các dòng sông. Một mình Chính phủ không thể làm điều này. Chúng ta sẽ phải cùng nhau thực hiện."

    ~ Gurudev Sri Sri Ravi Shankar

    Năm 2010, The Art of Living đã huy động hàng ngàn công dân để làm sạch dòng sông Yamuna (Meri Dilli, Meri Yamuna) ở Delhi, góp phần đáng kể để thành phố sẵn sàng đăng cai Đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung (Commonwealth Games) vào tháng 10 năm 2010.

    Năm 2015, rác thải tại sông Godavari ở Maharashtra đã được dọn sạch trong dự án  Mazi Godhi, dự án làm sạch sông Godavari.

    Dự án làm sạch sông Pampa được bắt đầu vào tháng 4 năm 2014. Pampa là con sông dài thứ ba ở Kerala, Ấn Độ và được tôn sùng là sông Hằng của miền nam.

    Kết quả nổi bật của Dự án Pampa:

    • 600 tấn rác được dọn
    • 68,800 giờ tình nguyện dành cho dự án
    • 3 triệu người được hưởng lợi trực tiếp
    • Hơn 8.000 tình nguyện viên từ 14 quận huyện tham gia
    • 377 học sinh và nhân viên từ 8 trường Sri Sri Ravi Shankar Vidya Mandir đã tham gia vào dự án
  • Ở Ấn Độ, đạo Hindu tự hào có 330 triệu vị thần và nữ thần! Một con số không hề nhỏ! Và với rất nhiều vị thần để tôn thờ, người ta chỉ có thể đoán được số lượng hoa được dâng tặng là ngoài sức tưởng tưởng! Nhưng hệ quả là một lượng rác thải khổng lồ vào ngày hôm sau! Vấn đề này đã được giải quyết thông qua dự án “Biến hoa ở các đền thờ thành phân bón” được khởi xướng bởi Quỹ Phát triển Nông thôn Sri Sri hợp tác với các ngôi đền lớn của Ấn Độ.

    Đến năm 2017, The Art of Living lên kế hoạch mở 40 nhà máy SWM (xử lý chất thải rắn) tại các ngôi đền trên khắp Ấn Độ.

    • ·    Tháng 12/2015: 1.241 kg rác thải ở đền thờ đã được chuyển đổi thành 414 kg phân.
    • ·    Tháng 1/2016: 3.000 kg chất thải đã được chuyển thành 1,114 kg phân.
  • The Art of Living đã mở các chương trình đào tạo để khuyến khích nông dân quay trở lại các phương pháp canh tác tự nhiên truyền thống, chấm dứt việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu có hại.

    Hơn 2 triệu nông dân trên khắp Ấn Độ, kể cả ở Maharashtra, Madhya Pradesh và Rajasthan, giờ đã có kỹ năng để khôi phục độ phì nhiêu của đất và mang lại mùa màng bội thu.

    Canh tác tự nhiên có thể giảm mạnh chi phí sản xuất. Canh tác hóa học có chi phí cực kỳ cao. Ví dụ, nếu một nông dân trồng lựu trên một mẫu đất, chi phí của anh ta nếu dùng kỹ thuật canh tác hóa học sẽ là 100.000 Rupees.  Trong khi đó, chi phí sản xuất lựu trên một mẫu đất nếu dùng các kỹ thuật canh tác tự nhiên sẽ chỉ là 5,000 Rupees.

    Ashok Sabade, Giảng viên về nông nghiệp tự nhiên.

    Tôi bắt đầu làm nông khoảng 20 năm trước. Tôi đã hoàn toàn phụ thuộc vào hóa chất. Khoảng 8 năm trước, tôi được The Art of Living giới thiệu về canh tác hữu cơ. Kể từ đó, tôi hoàn toàn canh tác hữu cơ với sự tin tưởng và kết quả tuyệt vời.

    Shashikant Salunkhe, Nông dân ở Bang Maharashtra